Thơ chế Lịch sử Việt Nam được viết bằng thơ (toàn tập)

Đây là một bài Thơ chế Lịch sử Việt Nam mà nhiều người sau khi đọc xong cho rằng nó thể hiện cách nhìn sai lệch và xuyên tạc về lịch sử 4.000 năm của đất nước ta- sẽ có hại cho học sinh khi tìm hiểu về lịch sử. 

Tho che lich su Viet Nam
Hai Bà Trưng cưỡi voi khởi nghĩa
Tuy nhiên đứng ở góc độ hài hước và gạt bỏ các nội dung có tính xuyên tạc, bôi chế ra một bên thì bài thơ cũng có một chút giá trị là đã giúp cho người đọc hình dung được về dòng chảy chung qua các dấu mốc lịch sử và triều đại của nước ta. 

Học lịch sử qua những câu thơ chế | Lâu nay nhiều người thường than van rằng học sinh không muốn học sử - lười học sử. Có lẽ vì môn sử không "hot" và được coi là môn quan trọng bằng các bộ môn khác. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận là giáo trình lịch sử rất khô khan. Nếu giáo viên không biết cách để giúp cho học sinh cảm thấy thích thú thì kiến thức sử cũng chẳng dễ nhập tâm - đi vào tai nọ rồi ra tai kia.

Bản thân Văn Nguyễn cũng luôn cảm giác khó hấp thụ khi đọc những cuốn sách sử được viết khô khan, cứng nhắc mà không có độ thu hút - dù rằng bản thân rất mê đọc sử. 

Vì thế, dù không tán đồng với những cách viết sử như thế này thì các giáo trình sử cũng nên nghiên cứu có những phương thức truyền tải nội dung được hấp dẫn và dễ nhập tâm học trò hơn. 

Lạc Long Quân vẩy đầy mình
Âu Cơ là vợ đẻ uỳnh trăm con
Đứa xuống biển đứa lên non
Những chuyện như thế éo còn ai tin

Triệu Đà tướng giỏi vãi lìn
Đánh nhau với cả quân mình Cổ Loa
Xây thành phải đợi tiếng gà
Thần rùa giúp đỡ dần dà cũng xong
An Dương Vương cứ khóc ròng
Mất nước chỉ tại thù trong giặc ngoài
Trọng Thủy là đứa bất tài
Mỵ Châu phải gọi là loài hiếu dâm

Bà Trưng nhịn nhục nỗi niềm
Vùng lên khởi nghĩa hấp diêm bọn Tàu

Nước mình độc lập chẳng lâu
Bọn Khựa nó lại lâu bâu xông vào
Lí Bí một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Có ông Hắc Đế họ Mai
Lịch sử em nắm cũng vài ý chung

Một nghìn năm sử lung tung
Thế rồi Nam Hán như sung chết đầy
Ngô Quyền học giỏi mưu hay
Chọc thủng tan nát một bầy thuyền to

Nước mình tên gọi Đại Cồ
Việt từ ngày ấy họ Ngô nắm quyền
Mười hai quân sứ nổi điên
Có người đánh lộn kiếm tiền họ Đinh
Cờ lau từ thuở còn trinh
Binh đao từ thuở nước mình hỗn mang
Ninh Bình vua ở với quan
Hoa Lư thủ phủ trong hang to đùng

Hoang Tiền (Tiên Hoàng) chết lúc đang sung
Thái hậu thấy thế ngủ cùng họ Lê
Lê Hoàn sung sướng đê mê
Mặc bào ra trận bụng phê mắt lòi

Vua Lý thèm gái đi chơi
Tới khi ngẩng mặt lên trời thất kinh
Một con rồng múa linh tinh
Bởi vì mê tín triều đình dời đô
Một tay gây dựng cơ đồ
Phật là quốc đạo, Khổng Nho làm nền

Một hôm ở trong cái đền
Quốc sư Thường Kiệt rập rình Tống quân
Bắc loa rồi giả làm thần
“Nước Nam tao ở…” dần dần nói ra
Ăn rùa quân Tống cũng gà
Vội bê quần áo đệm ga đi về
Lý Thường Kiệt cười hề hề
Giọng tao thái giám ai chê nữa nào
Quả là trí tuệ trình cao
Việt quân sung sướng ào ào tiến lên

Họ Trần éo chịu được thêm
Mới đưa Trần Cảnh một đêm vào triều
Cùng công chúa Lý làm liều
Thôi thì hai cháu cũng yêu thật lòng

Nhà Lý vì thế đi tong
Sang triều vua mới thuộc dòng nhà tao
Họ Trần rất đỗi anh hào
Thăng Long bỏ ngỏ chui vào rừng sâu
Nguyên Mông thiếu đói khá lâu
Từ trong hang đá ta bâu ra đầy
Người Việt vốn tính bầy nhầy
Hỏi Trần Hưng đạo bậc thầy thái sư
Vua rằng: “Địch mạnh thế ư?”
Đạo rằng: “Thua cứ cắt… c* của thần”
Toàn dân khí thế vô ngần
Đánh giặc Mông Cổ ba lần nát tan
Quốc Toản bóp nát quả cam
Ống đồng thằng giặc Thoát Hoan chui vào

Xưa nay gì cứ cao trào
Thì ngay sau đó sẽ nhào xuống ngay
Hồ Quý Ly vốn cao tay
Tiếm quyền và nước non này về ta
Tây Đô Thanh Hóa là nhà
Thăng Long đếch ở, rõ là thằng ngu…
Nhà Hồ thọ được mấy thu
Giặc Minh phương Bắc từ từ xâm lăng

Đầu người thì bị chặt phăng
Trai tù gái hiếp hờn căm ngút trời
Anh hùng xuất hiện kịp thời
Ở trong Thanh Hóa có người họ Lê
Biệt danh Lợi, nhóm máu dê
Nhân tài Nguyễn Trãi là bề tôi trung
Được cho gươm báu để dùng
Bởi vì người Việt thờ chung thần Rùa
Nhà vua câu cá với bồ
Tiện tay trả kiếm ở hồ Hoàn Gươm
Chỉ vì vua chết bất thường
Nguyễn Trãi phải khổ ba đường tru di
Trong vụ án vườn Lệ Chi
Người ngoài bán tín bán nghi nhiều phần

Công lao chúa Nguyễn lấn sân
Nước mình chiếm trọn địa phần miền Nam
Ngày xưa là đất của Cam
Pu chia với cả người Chàm Mút-xlim
Chiêu Thống bị giặc bóp… tr*m
Phú xuân Nguyễn Huệ im lìm tiến quân
Đánh cho dài tóc vô ngần
Đánh cho răng nhuộm mười phần đều đen
Đánh cho Sĩ Nghị một phen
Hồn bay phách lạc, xác chen thành gò
Đống Đa cho tới Cửa Lò
Gió reo còn vẳng tiếng hò ba quân
Giặc xâm lược phải mút chân
Giặc vào giặc phải liếm ph*n nước mình
Giặc Thanh giặc Tống giặc Minh
Nam tiến đều bị mất chân mất đầu
Quang Trung vua sống chẳng lâu
Thì đùng một cái đi chầu bên kia…
Ngọc Hân công chúa đầm đìa
Chàng ơi sao lại say bia đánh lộn?
Các chúa nhà Nguyễn cũng khôn
Dần dần dẹp Trịnh ôn tồn tiến lên
Việt Nam quốc hiệu đặt tên
Miền Trung ở Huế xây nên kinh thành

Bấy giờ thiên hạ nổi danh
Một người thơ phú rất rành tên Du
Viết ra một quyển dâm thư
Tên nhân vật chính hình như là Kiều
Gần xa ân ái cũng nhiều
Tài hoa xinh đẹp lại chiều khách chơi
Đọc Kiều mới hiểu kiếp người
Ngẫm ra càng thấy cuộc đời xấu xa
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" - (2 câu này của Nguyễn Du- Truyện Kiều)

Nam Kỳ dân trồng cây bông
Gòn ở một chỗ là sông Sài Gòn
Hòa bình phủ khắp nước non
Các cha truyền đạo lon ton chạy vào
Tây Ban cho tới Bồ Đào
Toàn người da trắng to cao ch… dài
Có ông Đờ Rốt thật tài
Nghĩ ra quốc ngữ mấy bài đầu tiên
Dân Nam sung sướng như điên
Từ nay éo phải bút nghiên chữ Tàu
A bê xê thuộc làu làu
Thánh hiền chữ Hán vò nhàu vứt đi

Vào năm Ây-tin-phíp-ty
Ết người Pháp đến không đi về nhà (tức năm 1858)
Bắn nhau bán đảo Sơn Trà
Pháp là đại bác, Việt là cung tên
Chịu thua vua Nguyễn kí tên
Nhượng cho sáu tỉnh ở miền Đông Nam
Nước mình thành nước An Nam
Bị Pháp đô hộ lại càng khó khăn
Gần xa trí thức băn khoăn
Bao giờ mới hết liếm ch... nước ngoài

Bội Châu thỉnh thoảng viết bài
Thơ ca yêu giống yêu loài ghét Tây
Đông Du phong trào rất hay
Thanh niên du học càng ngày càng đông
Hoàng Hoa Thám giỏi võ công
Mùa xuân khởi nghĩa, mùa đông mất đầu
Thế kỷ mười chín u sầu
Anh hùng giải phóng kiếm đâu bây giờ?

Năm đó giáng thế Bác Hồ
Thiên văn phỏng đoán cơ đồ sẽ nên
Sinh Cung họ Nguyễn là tên
Nam Đàn là huyện, Kim Liên là phường
Nghệ An là đất quê hương (quê choa)
Trình độ Hán học tương đương người Tàu
Tây phương văn hóa hiểu sâu
Châu Phi đã trải, châu Âu đã từng
Yêu dân thương nước vô cùng
Năm hai mốt tuổi đùng đùng đi Tây
Quyết tâm học lấy điều hay
Mỗi ngày Bác viết lên tay mười từ
Bao lần vào tội ra tù
Bao lần Bác vẫn cười trừ kẻ gian
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân - (2 câu này cũng của Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Nghĩ mình trong lúc gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

Paris Bác ở Công Phoăng
Ngày thì quét tuyết đêm chăm học bài
Lênin cương luận rất dài
Bác đọc Bác hiểu một vài ý chung
Học xong Nin-Mác Bác bùng
Nồi xoong quần áo chăn mùng Bác đi
Thế rồi Bác bị tình nghi
Tàu Tưởng bắt Bác mong chi ngày về
Nhưng nhờ nghị lực tràn trề
Đến năm bốn mốt Bác về Việt Nam (1941)
Lúc đầu Bác ở trong hang
Bẻ cây phá đá làm bàn Bác ghi
Vui chơi sung sướng tùy nghi
Sáng ra bờ suối tối thì vào hang
Rau măng cháo bẹ sẵn sàng
Cuộc đời cách mạng thật sang thật giàu…

Còn nữa...

Một dòng chảy hơn 4.000 qua những câu thơ chế nghe thô thiển. Đúng là bài thơ có những chỗ hơi thái quá, nhưng có thể lại được mọi người nở nụ cười thông cảm... vì nó chỉ là thơ chế. Và tất nhiên mình phải đọc qua lăng kính của mình để sàng lọc và cảm nhận.

Còn đây là bài thơ đố về lịch sử Việt Nam - để trở thành người giỏi sử, bạn hãy đọc và trong thời gian rảnh rỗi thử trả lời từng câu hỏi xem như thế nào?

1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Diệt Trần hàng lủ Tàu Minh ?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?

100. Bao giờ hết bóng giặc Tàu khơi xa ?

Trong số 100 câu hỏi đố về lịch sử Việt Nam kể trên, các bạn có thể trả lời đúng được bao nhiêu câu? Hãy viết vào comment bên dưới cũng được. Và có thể bạn quan tâm: Bài thơ chế về Tàu khựa